Cách chăm sóc sản phụ sau khi sinh mổ theo chuẩn khoa học
So với sinh thường, sinh mổ mang lại cảm giác đau đớn và kéo dài hơn nhiều. Vết mổ cũng có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó, việc chăm sóc sản phụ sau sinh mổ được rất nhiều mẹ quan tâm. Bài viết sau sẽ giải đáp cho mẹ nhiều vấn đề liên quan đến việc chăm sóc sau sinh mổ.
Chăm sóc vết mổ sau sinh để tránh viêm nhiễm
Chăm sóc vết mổ đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành và không để lại sẹo xấu. Từ những ngày đầu lưu viện, các mẹ sẽ được hộ sinh vệ sinh vết mổ bằng thuốc sát trùng để tránh viêm nhiễm. Mẹ cần giữ vết mổ khô ráo và không tự ý tháo băng hay làm ướt băng gạc.
Khi chăm sóc vết mổ tại nhà, mẹ cần lưu ý:
- Rửa tay sạch trước khi vệ sinh vết mổ.
- Tránh ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
- Sử dụng khăn bông vô trùng để thấm khô vết mổ sau khi tắm.
- Dùng các loại thuốc sát trùng như povidine 10% hoặc betadine để vệ sinh vết mổ.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh lên vết mổ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Vết thương sau sinh mổ nếu được chăm sóc cẩn thận sẽ giúp vết thương mau lành, không để lại sẹo xấu
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ khác biệt so với sinh thường. Mẹ cần chú ý để hạn chế các biến chứng và giúp vết mổ nhanh lành.
- Trong 6 giờ đầu sau mổ: Chỉ nên uống nước lọc và ăn cháo loãng cho đến khi có dấu hiệu “xì hơi”.
- Từ ngày thứ 2 trở đi: Mẹ có thể ăn uống bình thường nhưng nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, đạm, sắt,… và uống nhiều nước ấm. Tăng cường rau xanh để có nhiều sữa cho con bú.
- Hạn chế: Dùng nhiều đường, bột hoặc các sản phẩm từ đậu tương để tránh đầy bụng và khó tiêu.
- Tránh: Các thực phẩm có tính hàn và tanh như hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ nếp,… để tránh nhiễm trùng và sẹo lồi.
Ăn thịt gà,hải sản và rau muống … có khiến vết thương lâu lành và gây sẹo xấu
Chế độ sinh hoạt và vệ sinh sau sinh mổ
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học là rất quan trọng. Dù vận động sau sinh mổ có thể đau đớn, mẹ không nên nằm nhiều trên giường. Cố gắng đi lại nhẹ nhàng ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra.
Việc đi bộ nhẹ nhàng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch. Sau 4-6 tuần, mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng.
Để tránh gây mùi khó chịu, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm sạch và lau khô. Khi vết mổ đã khô và sang tuần thứ 2, mẹ có thể tắm rửa bình thường nhưng không chà xát mạnh lên vết mổ.
Kết luận
Thời gian phục hồi của sản phụ sinh mổ kéo dài hơn so với sinh thường. Do đó, việc chăm sóc sau sinh mổ cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo để giảm nguy cơ biến chứng và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Hãy chú ý những hướng dẫn trên để phục hồi nhanh chóng và an toàn nhất.