Sau đây là một số biện pháp tăng miễn dịch cho trẻ nhỏ mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo, giúp trẻ khỏe mạnh sau 1 thời gian dài phòng chống dịch:
Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất cho trẻ bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Bổ sung những thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và caroten. Các dưỡng chất này sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu và interferon có thể bao phủ bề mặt của tế bào, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ nhỏ ăn nhiều rau xanh và trái cây còn giảm nguy cơ bị ung thư khi lớn lên. Chính vì vậy, mỗi ngày cha mẹ nên cố gắng cho con ăn khoảng 5 phần hoa quả và rau xanh.
Cho trẻ tiêm phòng vaccine đầy đủ trước khi đến trường để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.

Cha mẹ cần tiêm phòng cho con các loại vaccine như: Cúm; phế cầu; ho gà; thuỷ đậu; sởi.

Tuỳ theo độ tuổi sẽ có các loại vaccine phù hợp cho trẻ, vì vậy cha mẹ cần phải cho con đến phòng khám để các bác sĩ tư vấn.

Ngoài ra, cha mẹ nên tiêm phòng các loại vaccine cho trẻ trước khi đến trường để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Xây dựng lối sống lành mạnh, cho trẻ tập các bài tập rèn luyện thể lực phù hợp theo từng độ tuổi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng việc tập thể dục có thể làm tăng số lượng tế bào miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy cha mẹ nên khuyến khích trẻ ra ngoài chơi nhiều hơn thay vì cứ để trẻ ngồi mãi trong nhà xem tivi, điện thoại hay máy tính bảng

Rèn luyện thói quen tập thể dục cho con bằng cách cùng con tập hít thở, tập một số động tác nhẹ nhàng tại nhà.

Cha mẹ có thể mua các loại đồ chơi giúp tăng cường khả năng vận động của con như xe đạp, xe cân bằng…. Hoặc cho bé chơi một số môn thể thao như đá bóng, đá cầu, bóng rỗ, bơi lội hoặc đánh cầu lông.
Tạo cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh.

Mỗi ngày, trẻ sẽ phải tiếp xúc với hàng nghìn vi khuẩn, đặc biệt là làn da. Và đây cũng như là “tấm áo giáp” đầu tiên của cơ thể.

Da có chức năng đề kháng tự nhiên hoạt động liên tục để bảo vệ cơ thể với 3 lớp hàng rào: vật lý, hóa học và sinh học. Chống lại những tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh

Việc nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi bên ngoài, sau khi hỉ mũi, ho hay hắt hơi. Khi đi ra ngoài, bạn nên mang theo khăn ướt để làm sạch các vết bẩn cho trẻ.

Hạn chế dùng tay chạm lên mắt, mũi, miệng, hạn chế sử dụng chung cốc với người khác,… để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.

Ngoài ra nên chú ý việc vệ sinh cơ thể toàn thân cho trẻ bằng sản phẩm chăm sóc da phù hợp giúp làm sạch bụi bẩn, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn, đồng thời tăng cường bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả nhất.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ của trẻ giúp trẻ có tinh thần minh mẫn và cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị thiếu ngủ do nhiều nguyên nhân như ham chơi hoặc cha mẹ chiều, không quan tâm đến giờ giấc ngủ của con.

Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ tập đi cần ngủ khoảng 12 – 13 giờ và trẻ đi học cần ngủ khoảng 10 giờ. Nếu trẻ không có thói quen ngủ trưa, thì buổi tối cha mẹ hãy cố gắng cho trẻ đi ngủ sớm hơn.
…………………………

𝗕𝗔𝗖𝗛𝗛𝗢𝗔𝗦𝗨𝗔𝗕𝗢𝗧.𝗖𝗢𝗠 – CHUYÊN CUNG CẤP SỮA BỘT CHÍNH HÃNG 100%

Lô 1.34 C/c Viva, 445 Gia Phú, P.3, Q.6, Tp.HCM

Hotline/Zalo: 0935.150.533