P1: HỆ MIỄN DỊCH LÀ GÌ❓ NỢ MIỄN DỊCH LÀ GÌ ❓

❓❓Sau đại dịch Covid-19, trẻ “hở tý là ốm, ho, sốt, cúm”… liên miên vì lý do tại sao❓❓❓
🔸 Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình sẽ luôn khỏe mạnh, không bị ốm đau nhưng thực tế, điều này rất khó thực hiện bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất non nớt.
🔸 Nhất là sau khoảng thời gian dài thực hiện các biện pháp phòng dịch, bé thiếu tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, hay các yếu tố bất lợi từ môi trường xung quanh. Do vậy hệ miễn dịch của bé thiếu sự rèn luyện dẫn đến tình trạng “NỢ MIỄN DỊCH”
🔸 Vì vậy trong giai đoạn đầu bé đi học trở lại bé rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Tình trạng này thường sẽ tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng học tập của trẻ
🔸 Bên cạnh đó, việc thức ăn không phù hợp và ăn uống ít hơn tại trường sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng ở trẻ.
Vậy, cha mẹ cần làm gì để “cứu” trẻ ra khỏi “món nợ miễn dịch” này❓ Và hệ miễn dịch là gì❓ Hãy cùng BHSB tìm ra giải pháp để giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch tối ưu nhé ❗️❗️❗️
🔴 HỆ MIỄN DỊCH LÀ GÌ
👉 Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chính vì vậy hệ miễn dịch có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Miễn dịch khỏe giúp trẻ có “sức mạnh” để chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp con khỏe mạnh và nhanh hồi phục hơn nếu chẳng may nhiễm bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch khỏe không tự nhiên sinh ra là có, mà là kết quả của một quá trình trải nghiệm và rèn luyện.
👉 Miễn dịch của trẻ bắt đầu từ con số 0, sau đó, nhận được các yếu tố miễn dịch đầu tiên từ sữa mẹ. Tiếp đó, phát triển qua ăn uống, tiêm chủng, tiếp xúc tích cực với môi trường xung quanh. Dần dần, hệ miễn dịch của trẻ được “tôi luyện” để trở nên mạnh mẽ hơn
👉 Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch có thể chia làm hai loại:
☑️ Miễn dịch bẩm sinh: là miễn dịch được hình thành sẵn từ khi cơ thể mới sinh ra chủ yếu là các kháng thể từ mẹ đưa qua nhau thai ở những tháng cuối thai kỳ và một lượng đáng kể IgA và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Tuy nhiên miễn dịch này không tồn tại lâu dài, sau vài tháng sẽ giảm nhanh nên trẻ cần đến một giải pháp để bảo vệ bổ sung, tăng cường đề kháng
☑️ Miễn dịch đáp ứng: là miễn dịch có được khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên (tác nhân gây bệnh), có tính đặc hiệu và hình thành trí nhớ miễn dịch. Đây cũng chính là nguyên lý của chủng ngừa hoặc tiêm phòng vắc-xin
🔴 KHI NÀO HỆ MIỄN DỊCH CỦA TRẺ HOÀN THIỆN
👉 Lúc mới sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ rất tốt là nhờ lượng kháng thể nhận được từ khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên đó chỉ “miễn dịch thụ động” không tạo được sức đề kháng lâu dài, bởi vì các kháng thể này bắt đầu giảm mạnh trong 6 tháng tiếp theo. Vì vậy lúc này trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi, vì đây là nguồn cung cấp kháng thể thụ động để duy trì khả năng miễn dịch.
👉 Từ 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể mẹ truyền sang con sẽ giảm đi rất nhiều, lúc này hệ miễn dịch của con chưa được hoàn thiện mà phải đến 3-4 tuổi thì hệ miễn dịch mới sinh ra đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh lý nhiễm trùng.
👉 Trong khoảng thời gian chuyển giao từ hệ miễn dịch thụ động sang hệ miễn dịch chủ động là giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi chính là khoảng thời gian trẻ trở nên nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp hay dị ứng.
👉 Đây là thời điểm quan trọng nếu cha mẹ không chú ý và chăm sóc con kỹ thì sẽ dẫn đến các hệ lụy tình trạng sức khỏe của trẻ sau này
🔴 NỢ MIỄN DỊCH LÀ GÌ
👉 Là tình trạng miễn dịch suy yếu do thiếu tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh một cách thường xuyên.
👉 Do các biện pháp phòng chống dịch ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19 trước đây như giãn cách xã hội, tăng cường rửa tay và khử trùng, đeo khẩu trang,… cũng góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh thông thường (là cúm, cảm sốt, sổ mũi, viêm mũi….)
👉 Mặc dù đây là các biện pháp có lợi ngắn hạn nhưng khi không còn được áp dụng phổ biến, trẻ quay lại trường học thì nguy cơ bùng phát bệnh thông thường do vi khuẩn sẽ được tăng cao.
👉 Ngoài ra, mùa tựu trường cũng là mùa thời tiết thay đổi. Đây là thời điểm virus, vi khuẩn gây bệnh dễ phát triển Lúc này, trẻ em, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh hơn.
👉 Và chính những nguyên nhân chính nêu trên gây ra sự lo lắng của các mẹ khi không biết tại sao con lại bị bệnh tái đi tái lại khi con đi học.
👉 Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho trẻ mùa tựu trường, thì cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con, thay đổi chế độ ăn hàng ngày, cho trẻ vận động nhiều hơn, và bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng để giúp con có hệ miễn dịch tốt
🔴 MỘT SỐ HẬU QUẢ CỦA VIỆC NỢ MIỄN DỊCH:
🔸 Nếu như trẻ bị giảm hệ miễn dịch, và cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ kháng thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Thì hậu quả là trẻ sẽ bị nhiễm bệnh kéo dài, tái đi tái lại và rất khó điều trị.
✔️ Trẻ chậm tăng cân và chiều cao
✔️ Nhiễm trùng nặng và dai dẳng
✔️ Chàm nặng
✔️ Tiêu chảy kéo dài
✔️ Bị viêm xoang, viêm phổi, viêm họng..
✔️ Trẻ hay bị ốm vặt, cảm cúm, sốt…
✔️ Trẻ biếng ăn, chán ăn
✔️ Trẻ tiêu hóa kém
✔️ Vết thương trẻ lâu lành
✔️ Trẻ bị mất nước
#Abbott #Bachhoasuabot #Pediasure #Nutren #Blackmores #Oggi #Growplus #Humana #Hemiendich #Nomiendich
…………………………
🏠 𝗕𝗔𝗖𝗛𝗛𝗢𝗔𝗦𝗨𝗔𝗕𝗢𝗧.𝗖𝗢𝗠 – CHUYÊN CUNG CẤP SỮA BỘT CHÍNH HÃNG 100%
🌴 Lô 1.34 C/c Viva, 445 Gia Phú, P.3, Q.6, Tp.HCM
📞 Hotline/Zalo: 0935.150.533
🛒 Shopee: http://bachhoasuabot.com/shopee
🛒 Sendo: http://bachhoasuabot.com/sendo
🛒 Lazada: http://bachhoasuabot.com/lazada
🛒 Tiki: http://bachhoasuabot.com/tiki
🌐Website: https://bachhoasuabot.com/
🖥Facebook: https://www.facebook.com/bachhoasuabot/
🎞 Youtube: https://bachhoasuabot.com/youtube
📺 Tiktok: https://bachhoasuabot.com/tiktok
📷 Instagram: https://bachhoasuabot.com/instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *