P1: BẠN VÀ NGƯỜI THÂN ĐÃ THẬT SỰ HIỂU RÕ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG? VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường. Cùng BÁCH HÓA SỮA BỘT tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

  • Đái tháo đường hay còn gọi tiểu đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
  • Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Đái tháo đường được phân 2 loại:
  • Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
  • Tiểu đường típ 2: những người bị đề kháng với insulin. Là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.
  • Ngoài 2 típ đái tháo đường trên thì còn có tiểu đường thai kỳ là trường hợp bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị đái tháo đường. Tiểu đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, tiểu đường típ 1 có triệu chứng rõ ràng và tiến triển nhanh hơn. Còn tiểu đường típ 2 thường tiến triển chậm hơn

 TẠI SAO BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

  • Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra insulin, giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho chúng ta. Vì vậy, khi cơ thể chúng ta thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, thì dẫn đến đường glucose sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.
  • Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng.
  • Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường típ 1.
  • Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con cũng sẽ dễ bị bệnh hơn. Hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường.
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *